Sử dụng mực trong suốt để in hình ảnh màu
Các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã đưa ra một phương pháp mới để in màu bằng máy in phun thông dụng. Trong bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances, các tác giả đã mô tả cách sử dụng loại mực trong suốt để tạo ra các vi cấu trúc hình vòm trên một tấm thủy tinh, tạo nên ảnh màu.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nhiều loài động vật có màu sắc riêng biệt, là nhờ tạo ra các cấu trúc siêu nhỏ điều khiển ánh sáng, thay vì sử dụng thuốc nhuộm. Trong nỗ lực mới, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã mô phỏng quy trình này bằng cách sử dụng một loại polime trong suốt và máy in phun thông dụng.

Nghiên cứu liên quan đến việc đưa ra một phương pháp lắng đọng giọt polime trong suốt lên một tấm kính, cho phép tạo ra những mái vòm nhỏ có thể điều khiển ánh sáng theo những cách tương tự như của các loài động vật như chim công. Quá trình do nhóm nghiên cứu Trung Quốc đưa ra, khai thác tính chất kỵ nước và tính chất căng bề mặt của thủy tinh. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng bằng cách bắn một giọt polyme lên tấm kính theo đúng cách (thông qua điều chỉnh kích thước và hình dạng của nó), họ đã tạo ra hình dạng mái vòm có thể bẻ cong ánh sáng theo cách cho phép chúng hiện diện với màu sắc như mong đợi. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã in nhiều mái vòm loại này lên bề mặt kính để tạo nên hình ảnh nhiều màu. Mỗi mái vòm trong trường hợp này hoạt động rất giống các điểm ảnh trên màn hình LCD. Đáng chú ý, quá trình này chỉ hoạt động theo một hướng - khi lật lên, tấm kính sẽ trong suốt.

Các hình ảnh sắc màu có thể nhận dạng rất rõ nhưng không sắc nét bằng các hình ảnh được tạo ra bằng mực truyền thống. Cho đến nay, hình ảnh phải được in trên bề mặt cứng, rõ ràng, kỵ nước như thủy tinh. Vì vậy, công nghệ mới sẽ không được sử dụng để in các tài liệu truyền thống. Thay vào đó, nó có triển vọng cho các ứng dụng mới như in lên cửa sổ nhà chọc trời. Ví dụ, hình ảnh được in phía bên ngoài cửa sổ sẽ ngăn chim không đâm vào cửa, trong khi không cản trở tầm nhìn từ bên trong.

Nguồn: https://www.vista.gov.vn/


image advertisement


 

anh tin bai

anh tin bai
image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Nam Định

Địa chỉ:  1A Trần Tế Xương, Tp Nam Định

Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định số 01/GP-TTĐT-STTTT ngày 05/2/2024

Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đỗ Hải Điền - Giám đốc sở KH&CN

  
Chung nhan Tin Nhiem Mang