*
Trình tự thực hiện:
Bước
1: Nhận đơn
Tiếp
nhận đơn, vào sổ công văn đến (hoặc nhập vào máy tính).
Bước
2: Phân loại và xử lý đơn
Đơn
khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
Đơn
khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp
không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại thì
người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết
theo quy định của pháp luật.
Đơn
khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý giải quyết
thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để trả lời hoặc hướng dẫn cho người khiếu
nại biết rõ lý do không được thụ lý giải quyết hoặc bổ sung những thủ tục cần
thiết để thực hiện việc khiếu nại.
Đơn
khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy
định của Luật khiếu nại mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo thủ
trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định.
Đơn
khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết:
Đơn
khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức,
đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần.
Đơn
khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc các cơ
quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật chuyển đến nhưng không thuộc thẩm
quyền, trách nhiệm giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan gửi
trả lại đơn kèm theo các giấy tờ, tài liệu (nếu có) và nêu rõ lý do cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân chuyển đơn đến.
Đơn
khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người:
Đơn
khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người nhưng không thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn cho một người
khiếu nại có họ, tên, địa chỉ rõ ràng gửi đơn đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị,
người có thẩm quyền giải quyết.
Đơn
khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thuộc thẩm quyền giải quyết thì người
xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo
quy định của pháp luật.
Đơn
khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc:
Trường
hợp đơn khiếu nại không được thụ lý để giải quyết nhưng có gửi kèm theo giấy tờ,
tài liệu gốc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận được đơn phải trả lại cho người
khiếu nại giấy tờ, tài liệu đó; nếu khiếu nại được thụ lý để giải quyết thì việc
trả lại giấy tờ, tài liệu gốc được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại.
Đơn
khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
Đơn
khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
nhưng trong quá trình nghiên cứu, xem xét nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết
khiếu nại có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người khiếu nại hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, đe dọa
xâm phạm đến lợi ích của nhà nước hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ
việc khiếu nại theo quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày
03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại thì
người xử lý đơn phải báo cáo để thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải
quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức, đơn vị người có thẩm quyền
xem xét, quyết định.
Đơn
khiếu nại đối với quyết định hành chính có khả năng gây hậu quả khó khắc phục
Trong
trường hợp có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định hành chính sẽ gây ra hậu
quả khó khắc phục thì người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo để thủ trưởng cơ
quan xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan thẩm quyền, người
có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính.
*
Cách thức thực hiện:
Trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh.
thu-tuc-xu-ly-don-tai-cap-tinh.doc