Xây dựng Đề án “Ứng dụng khoa học và công nghệ đểphát triển công nghệp công nghệ sinh học tại tỉnh Nam Định”

Việt Nam là quốc gia đi lên từ nông nghiệp và hơn 60% dân số sống ở nông thôn, công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là một yếu tố  quan trọng đảm bảo an ninh lương thực; dịch chuyển cơ cấu và phát triển bền vững nền kinh tế; cung cấp những sản phẩm cơ bản trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Cùng với công nghệ thông tin, sự phát triển của công nghệ sinh học trong thời gian qua đã có tác động rất lớn với nhiều mô hình ứng dụng đạt hiệu quả kinh tế cao.

 Cũng như cả nước, Nam Định đang phát triển hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tuy nhiên, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp tại Nam Định đã đạt được năng suất cao và ổn định trong thời gian dài, đã hình thành được những chuỗi sản xuất tiêu thụ nông sản cho giá trị cao. Song chất lượng nông-thủy-hải sản cũng đã và đang bộc lộ những bất cập do lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học, chất kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng… trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến tồn dư chất hóa học trong nông sản lớn đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn (GAP), nông nghiệp chuyển đổi hữu cơ, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học cho sản xuất nông nghiệp; công nghiệp bảo quản, chế biến nông – thủy- hải sản được coi là công cụ quan trọng và then chốt vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Đồng thời CNSH còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp (xử lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy-hải sản, xử lý chất thải chăn nuôi…). Giải quyết ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải hữu cơ… là các giải pháp góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, bền vững.

anh tin bai

 Đoàn công tác sở KH&CN Nam Định Thăm quan mô hình nhân giống vô tính các loài hoa cây cảnh tại Thừa Thiên Huế

 Trước những yêu cầu đó, ngày 04/5/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã có Văn bản giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng Đề án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ đểphát triển công nghệp công nghệ sinh học tại tỉnh Nam Định”. Mục tiêu của Đề án là tập trung các nguồn lực xã hội và các lợi thế của tỉnh để tạo động lực ứng dụng KH&CN nhằm phát triển công nghiệp CNSH trong các ngành, lĩnh vực; làm thay đổi căn bản trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản chế biến; bảo vệ bền vững môi trường; từng bước đưa Nam Định trở thành tỉnh có nền sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học hàng đầu trong khu vực Nam đồng bằng Sông Hồng.

Để có căn cứ thực tiễn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án khả thi, hiệu quả; Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đoàn công tác làm việc, trao đổi kinh nghiệm với 02 tỉnh tiêu biểu trong công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển Công nghệ sinh học (Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế), đoàn công tác do ông Trần Minh Hoan – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm trưởng đoàn.

Tại Hà Tĩnh: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp các sở/ngành tham mưu ban hành Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND, ngày 15/7/2017 về phát triển công nghệ sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Trong đó nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình, đề án về phát triển công nghệ sinh học đã được Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành phê duyệt kết hợp nguồn ngân sách tỉnh và nguồn vốn đối ứng của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Sau 05 năm triển khai Nghị quyết có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nam Định:  

Về nội dung: Tập trung nguồn lực xây dựng và triển khai có hiệu quả 04 Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học: Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học phục vụ công tác giống cây trồng, vật nuôi; Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học phục vụ cải tạo đất, xử lý chất thải, khắc phục và bảo vệ môi trường; Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh người và gia súc; Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học phục vụ công tác bảo quản chế biến nông sản phẩm.

Về cách thức tổ chức: Phối hợp với các viện nghiên cứu/trường đại học có chuyên môn (Khoa Công nghệ sinh học – học viện Nông nghiệp Việt Nam) để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao CNSH trong lĩnh vực sản xuất và đời sống. Phối hợp các doanh nghiệp để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học đồng thời huy động vốn đối ứng của doanh nghiệp, hỗ trợ kinh phí từ chương trình xây dựng nông thôn mới (các chế phẩm xử lý, bảo vệ môi trường) để đảm bảo tính khả thi, ổn định của đề án.

Về mô hình ứng dụng sản xuất có hiệu quả: Thăm quan mô hình sử dụng chế phẩm sinh học để xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn: chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học phòng trừ bệnh, khử mùi → dùng chế phẩm xử lý phân để sản xuất rau quả; trồng cỏ để nuôi bò thịt...; mô hình sản xuất và thương mại hóa chế phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp (xử lý phế phụ phẩm nông làm phân bón, xử lý mầm bệnh hại,…); mô hình ứng dụng CNSH bảo tồn nguồn gen bản địa có giá trị; sản xuất giống năng suất, chất lượng và sạch bệnh.

Kinh nghiệm tại Thừa Thiên Huế:

Phối hợp với Viện Công nghệ sinh học – Đại học Huế để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học vào thực tiễn sản xuất: Ứng dụng CNSH trong chọn tạo giống hồ tiêu kháng nấm Phytophthora và tuyến trùng ở Việt Nam; Ứng dụng kỹ thuật gây đột biến bằng tia gamma kết hợp CNSH chọn tạo giống cà phê với (Coffea canephora) kháng tuyến trùng; Nghiên cứu quy trình sản xuất sinh khối tảo silic Skeletonema costatum tại Thừa Thiên Huế; Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về nhân giống hữu tính nhằm nâng cao tỷ lệ và chất lượng cây giống cây sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam;...

 Mô hình ứng dụng CNSH có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có thể kể đến Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong trong việc ứng dụng công nghệ nhân giống vô tính một số giống hoa cây cảnh, giống cây nông lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao; Viện Công nghệ sinh học – Đại học Huế trong việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực: KIT chuẩn đoán bệnh trên nuôi trồng thủy sản, cây trồng; Vaccin cho chăn nuôi, kháng thể trị bệnh cho thủy sản; Sản xuất hoạt chất sinh học từ cây dược liệu; Sản xuất chế phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ; sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu…

Nguyễn Xuyến

Phòng QL Khoa học



image advertisement


 

anh tin bai

anh tin bai
image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Nam Định

Địa chỉ:  1A Trần Tế Xương, Tp Nam Định

Giấy phép của Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định số 01/GP-TTĐT-STTTT ngày 05/2/2024

Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đỗ Hải Điền - Giám đốc sở KH&CN

  
Chung nhan Tin Nhiem Mang